Qualified và Over-Qualified, nổi lo của nhân sự cao cấp.

Qualified và Over-Qualified, nổi lo của nhân sự cao cấp.

Nếu như đối với các bạn mới ra trường, kinh nghiệm làm việc là nổi thách thức to lớn mà các bạn trẻ phải vượt qua. Bài toán “ quả trứng và con gà” đặt ra với việc “đi làm thì mới tích lũy được kinh nghiệm” và “ chỉ tuyển những người có kinh nghiệm” nên kéo theo hệ quả hàng lọat ngồn nhân lực trong xã hội không được sử dụng. Một số người buộc phải làm việc trái với chuyên môn mà họ được đào tạo, thậm chí một số người đành phải dấu bằng cấp mà chấp nhận làm các công việc lao động phổ thông không cần trình độ để rồi kiến thức dần rơi rụng và khó có cơ hội quay đầu lại. Một lượng chất xám trong xã hội vì thế mai một đi và rơi vào lãng phí.

Những tưởng sự lãng phí đó chỉ gặp trong trường hợp những nhân sự cấp thấp, chưa có kinh nghiệm thì thật ra, những nhân sự cấp cao cũng vướng phải những vấn đề ngược lại.

Việc tích lũy kinh nghiệm, bằng cấp, năng lực giải quyết công việc. kỹ năng quản lý, huấn luyện, đào tạo nhân viên… qua hàng loạt năm làm việc và cống hiến, đánh đổi bằng thời gian và công sức dẫn đến tình trạng việc “quá nhiều kinh nghiệm” hay Overqualified lại là một cản trở đối với nhóm nhân sự này.

Trong thực tế, các công ty vẫn xem nhân sự có kinh nghiệm là một vốn quý của doanh nghiệp nhưng sau một thời gian, vì kinh doanh khó khăn cũng có, vì tái cơ cấu cũng có, thậm chí có cả những “đấu đá nội bộ”, “tranh giành bè phái”, các nhân lực cao cấp này cũng phải rời doanh nghiệp hoặc đào thải. Các nhân sự cao cấp này, hoặc được một công ty khác đón nhận, hoặc trầy trật tìm một cơ hội cho riêng mình, hoặc chấp nhận làm một công việc khác, bỏ phí những kinh nghiệm mà mình đã tích lũy bao nhiêu năm,  thật sự gây ra sự lãng phí cho xã hội.

Nhiều người cứ cho rằng thật là một nghịch lý khi nhà tuyển dụng khi tuyển dụng với yêu cầu trên 3 - 5 năm kinh nghiệm thì lại không mặn mà với các nhân sự có kinh nghiệm 8 -10 năm thậm chí hơn thế nữa, thậm chí khi các nhân sự cấp cao ứng tuyển vào vị trí thấp hơn năng lực của họ. Có trường hợp đòi hỏi ứng viên có 10 năm kinh nghiệm nhưng tuổi phải dưới 35 tuổi (một nghịch lý mà mọi người quen nghĩ và thường hay nói " Hàng chất lượng cao giá rẽ"). Trên thực tế điều này vẫn xãy ra và các nhà tuyển dụng lại đưa ra những lý do mà theo họ “hoàn toàn hợp lý”: nhân sự này quá nhiều kinh nghiệm, nhân sự kia tuổi lớn quá (đương nhiên nhiều năm kinh nghiệm đánh đổi bằng tuổi tác), sợ nhân sự đòi hỏi lương cao (thậm chí không cần trao đổi với ứng viên, không biết ứng viên chấp nhận làm việc với mức lương nào), công ty không đủ điểu kiện làm việc (khá tự ty) hoặc không giữ nổi nhân sự trong tương lai (thiếu tự tin về môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ... để giữ chân nhân tài), …. Trên thực tế đôi khi đó không hoàn toàn là sự thật. Có những trường hợp sự từ chối các nhân sự cao cấp chỉ vì người quản lý trực tiếp có ít kinh nghiệm hơn, bằng cấp thấp hơn… và e rằng không “quản” nổi khi nhân viên lại cao hơn “Sếp”.

Điều này làm nhớ lại trường hợp trên truyền hình khi một giám khảo loạt bỏ một thí sinh có năng khiếu chỉ vì “tài năng của em vượt quá phạm vi cuộc thi” làm xôn xao dư luận hết một thời gian.

Chính vì sự “cẩn thận” thậm chí “thiển cận” của các tuyển dụng viên vì những lý do tương tự như vậy dẫn đến một tình trạng lãng phí một nguồn nhân lực của xã hội và của đất nước. Rất nhiều nhân lực cao cấp của xã hội vì vậy mà không còn cơ hội trước mắt là phục vụ cho doanh nghiệp và xa hơn nữa là cơ hội cống hiến cho xã hội. Vậy có phải Over-qualified là một rào cản của nhân sự cao cấp trong mong muốn cống hiến cho xã hội hay không? Câu trả lời không nằm ở phía họ mà từ phía các đơn vị tuyển dụng.

Huỳnh Tổ Linh.

Jenny Tran

Supply Chain Management & Logistics

1y

Vâng ạ. Em cũng đang hỏi tại sao ?

Like
Reply
Steven Phuong

QA Team Leader & ERP Manager

5y

Bài viết hay quá nên em xin phép share ạ. Em cũng từng rơi vô trường hợp tương tự nhưng may mắn tìm được bến đỗ phù hợp với hầu hết các nhu cầu công việc :)

Like
Reply
Nguyen Van Vinh

BUILDING MAINTENANCE SERVICE MANAGER at HONG MA J.S.C

7y

Bài viết rất hay, Linh hãy viết nhiều bài sát với thực tế như vậy nhé.

Like
Reply
ToLinh Huynh

Head Of Market Research at Mekong Development Research Institute(MDRI),experienced in Research,Business Development, CI

7y

Vậy các ứng viên thuộc nhóm Overqualified phải hành xử như thế nào trong khi các nhà tuyển dụng chỉ chọn những ứng viên có trình độ, kỹ năng, và kinh nghiệm ít hơn? Trên quan điểm kinh tế, giữa hai sản phẩm có cùng giá, một sản phẩm bình thường và một có chất lượng tốt hơn, có khối lượng lớn hơn thì bạn nên chọn sản phẩm nào? Về phương diện sản xuất, nếu có thể cho ra sản phẩm tốt hơn nhu cầu của thị trường, bạn nên sản xuất theo năng lực hay sản xuất theo thị hiếu hiện tại? Đó là một nghịch lý vẫn tồn tại trong xã hội.

Like
Reply

To view or add a comment, sign in

Explore topics